Key account là gì – Trọng tâm của doanh nghiệp

Trong kinh doanh hàng hóa bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có một lượng lớn key account ủng hộ sản phẩm. Các công ty luôn có những chính sách ưu đãi và dựa vào những key account này để tiếp tục phát triển các sản phẩm mới. Vậy key account là gì? Quan trọng với doanh nghiệp ra sao? Tất cả sẽ được đề cập chi tiết, rõ ràng trong bài viết sau. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu cặn kẽ hơn nhé!

Nhóm khách hàng lớn

Key account là nhóm khách hàng trọng tâm mà các doanh nghiệp luôn hướng đến. Họ có tiềm năng mua hàng cao và thường xuyên sử dụng các sản phẩm. Vì vậy mà các công ty luôn tập trung vào nhóm đối tượng này và ưu tiên bộ phận phụ trách kênh key account.

Nhóm key account thường có nhu cầu sử dụng sản phẩm cao. Hơn thế nữa, họ còn có khả năng tài chính và có thể mua sản phẩm bất cứ khi nào cần. Đó là điều mà các công ty cần đến để tiếp tục tung những sản phẩm chất lượng, giá cả phù hợp với những nhóm đối tượng này.

Nhiều người nhầm tưởng key account giống như sale. Nhưng sale các bạn chỉ phụ trách bán hàng và đạt doanh số. Còn nhiệm vụ của các nhân viên kênh key account sẽ nhiều hơn và có tầm quan trọng trong việc phát triển sản phẩm. Do đó mà các doanh nghiệp luôn coi trọng và quản lý chặt chẽ kênh bán hàng này.

Công việc của nhân viên kênh key account

Công việc của một nhân viên key account được ví như supervisor (người giám sát). Họ phải giới thiệu các sản phẩm đến người tiêu dùng, giám sát chất lượng sản phẩm và thăm dò ý kiến của khách hàng. Để báo cáo với cấp trên và đưa ra phương hướng phát triển mới.

Trong môi trường doanh nghiệp các key account làm những việc như: gặp gỡ giới thiệu sản phẩm và thông tin khuyến mãi đến khách hàng. Hỗ trợ kí kết hợp đồng, thực hiện đúng những quy định trong hợp đồng. Đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.

Giám sát các điểm bán hàng của công ty bao gồm những thông tin như: khâu trưng bày, giá cả, các trang thiết bị phục vụ nhu cầu của khách hàng. Đảm bảo các chương trình khuyến mãi được khách hàng biết đến. Bên cạnh đó, liên hệ đến các bộ phận liên quan để cam kết thực hiện đúng những gì đã trao đổi, hỗ trợ bộ phận kế toán trong việclập quyết toán, thu hồi nợ…

Những hoạt động bên ngoài mà nhân viên key account còn phải làm đó là: khảo sát những điểm bán mới, nhận thấy những tiềm năng phát triển sản phẩm. Hợp tác với các điểm bán, cung cấp những thông tin kế hoạch và phát triển đến điểm bán. Nhằm duy trì độ “hot” của sản phẩm đến với người tiêu dùng.

Làm gì để trở thành key account manager

Chuyên môn cao và kỹ năng giỏi: Để trở thành key account manager chuyên nghiệp bạn cần có chuyên môn vững vàng để tư vấn và thiết kế cho khách hàng sử dụng sản phẩm. Nắm rõ những đặc tính của sản phẩm để cung cấp thông tin chính xác cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó,các account manager cần có những kỹ năng để thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm thường xuyên, tăng doanh thu bán hàng…

Óc quan sát và tầm nhìn phát triển: Kinh doanh hàng hóa là công việc đòi hỏi sự nhạy bén, quan sát tỉ mỉ để xử lý những vấn đề phát sinh trong mua bán. Vì thế các key account manager cần rèn luyện cho mình một đôi mắt “nhìn xa trông rộng”. Định hướng được thị trường để biết được khi nào cần thiết và tung những sản phẩm gì.

Sự sáng tạo: Tìm tòi tạo ra những ý tưởng mới lạ là tư duy cần có của một key account manager. Bởi nhu cầu của khách hàng là vô tận, họ thích những cái mới lạ hơn là những sản phẩm đi theo lối mòn. Ngoài ra, vấn đề marketing sản phẩm luôn đóng vai trò quan trọng. Việc tạo ra những chiêu thức quảng bá sẽ góp phần đưa sản phẩm đến khách hàng tốt hơn.

Từ những phân tích key account là gì và làm sao để trở thành key account manager giỏi. Hy vọng các bạn sẽ hình dung được bức tranh toàn cảnh của công việc bán hàng. Từ đó bổ sung những kiến thức cho mình, hoàn thiện khả năng cần thiết để dấn thân vào nghề.