Thế giới có muôn vàn điều cần con người khám phá. Nhưng đôi khi cuộc sống khiến mọi người phải tất bật và hối hả. Vì thế họ quên đi những điều xung quanh đôi khi là quên đi khám phá chính bản thân mình. Để làm cho mọi thứ trở nên tốt đẹp và có sự thấu hiểu. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu đôi chút về infp là gì. Bạn sẽ cảm thấy bất ngờ với những điều được hé lộ.
INFP là gì – Người có tính cách infp như thế nào?
Infp là một trong 16 loại tính cách của con người, được rút ra từ trắc nghiệm xác định tính cách (MBTI). Infp được hiểu là: Introversion – Intuition – Feeling – Perception. Lần lượt với các nghĩa là: Hướng nội – Trực giác – Tình cảm – Linh hoạt. Đây là nhóm tính cách khá hiếm, trên thế giới chỉ chiếm 1-5% dân số. Họ được gọi một cái tên thân thiện là người hòa giải.
Đi sâu vào phân tích những tính cách của người infp bạn sẽ phát hiện họ có rất nhiều điều thú vị. Mà bình thường nếu không quan sát tỉ mỉ bạn sẽ không thể nào phát hiện ra. Các tính cách bí hiểm của người infp như:
Hướng nội: Họ được nhận xét là người rụt rè, dè dặt và luôn thích sự yên tĩnh. Một số người cho rằng người infp khá là nhút nhát trong việc xã giao. Tuy nhiên, đây chỉ là vẻ bên ngoài thật chất bên trong họ là người khá cởi mở đối với người họ cho là quan trọng và thân thiết.
Trực giác: Người infp nhìn nhận vấn đề theo trực giác của mình. Trong thế giới của họ khá trừu tượng và luôn có cái nhìn tổng thể mọi sự vật hiện tượng. Họ có đôi mắt “nhìn xa trông rộng”, nghĩ về những điều tương lai hơn là thực tại.
Tình cảm: Giải quyết vấn đề theo cảm tính hơn là lý trí và logic là việc làm thường thấy của người infp. Họ đặt những lợi ích của người khác lên trên và sợ ảnh hưởng những người xung quanh.
Linh hoạt: Trong mỗi giai đoạn và tình huống phát sinh người infp giải quyết vấn đề một cách linh hoạt. Không chú trọng quá các nguyên tắc logic và cứng nhắc.
Những đặc điểm dễ thấy trong tính cách của người infp?
Khó khăn trong làm việc nhóm: Rất dễ nhận thấy infp là những người thường gặp khó khăn khi trao đổi công việc với người khác. Họ thích chìm sâu vào suy nghĩ và việc làm mà ở đó họ có thể tự làm chủ mọi thứ. Hợp tác với người khác giống như là việc làm vô cùng khó khăn và không thoải mái đối với người infp.
Khả năng sáng tạo: Hiếm khi có nhóm tính cách nào có khả năng sáng tạo vượt trội như nhóm infp. Bởi trong đầu họ lúc nào cũng dạt dào những ý tưởng và tưởng tượng về những thứ xung quanh trong vô hình.
Mọi thứ đều phải có ý nghĩa: Người infp làm gì và nghĩ gì cũng xuất phát từ những giá trị cốt lỗi. Họ không quá chú trọng đến lợi ích hiện tại, mà xem xét lợi ích cho người khác và lợi ích về tương lai. Chính vì thế, thành tựu mà họ đạt được thường mang giá trị nhân văn tốt đẹp.
Người phục vụ: Trong công việc kể cả tình cảm người infp thường đặt lợi ích và suy nghĩ của người khác lên hàng đầu. Họ ngại gây tổn thường và làm người khác khó chịu. Người infp khá là dễ chịu và có lòng vị tha trong công việc. Mà sự thoải mái này đôi khi lại là một trở ngại.
Suy nghĩ sâu sắc: Người infp suy nghĩ khá là sâu sắc trong mọi chuyện. Hướng tới những gì cao cả hơn là những thứ nhỏ nhặt trước mắt. Thay vì suy nghĩ ngày mai phải làm gì thì họ lại nghĩ tương lai tiếp diễn như thế nào.
Lòng chính nghĩa và đam mê: Tận sâu nội tâm của người infp là mong mỏi mọi thứ tốt đẹp đúng nguyên sơ của nó. Họ ghét những thế lực xấu, ỷ mạnh hiếp yếu và có lòng thương người vô bờ. Người infp còn có lòng đam mê tuyệt đối vào điều gì đó mà họ cho là đúng và cần thiết. Sống với những khát khao và lý tưởng cháy bỏng muốn thực hiện mà bỏ qua những quy luật của tự nhiên.
Giỏi giao tiếp văn bản: Việc dùng văn bản trao đổi và trình bày là lợi thế của người infp. Bởi họ có khả năng thể hiện ý muốn rành mạch bằng văn bản thay vì lời nói trực tiếp. Những người xung quanh cũng khá hiểu những gì họ muốn thể hiện.
INFP là gì – Những công việc “sáng giá” dành cho người infp
Những người infp có khả năng sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ linh hoạt. Thế nên họ thích hợp với một số nghề mang tính sáng tạo, lập dị và có phần tách rời với đại đa số mọi người. Và thành công xuất sắc trên những lĩnh vực thuộc về biệt tại của họ.
Nghề nghiệp phù hợp với những người infp như: Freelancer, mảng nghệ thuật, nhà thiết kế, nhà văn, nhà thơ. Những người hoạt động xã hội, lĩnh vực giáo dục, tư vấn tâm lý, hoạt động tôn giáo…
Hãy dùng một cái nhìn phong phú và trừu tượng thì bạn mới hiểu đúng bản chất của người infp là gì. Họ là kiểu người mưu cầu hạnh phúc nhiều hơn là vật chất thoáng qua. Qua đó, chúng ta học hỏi được một điều là: Để tìm những giá trị tốt đẹp của cuộc sống và thỏa mãn bản thân. Thì điều quan trọng là chúng ta khám phá đúng bản chất của mình. Như thế những việc chúng ta làm và sự nghiệp mà chúng ta theo đuổi sẽ thành công và mang lại giá trị.