Học công nghệ thực phẩm ra làm gì – Cơ hội việc làm cao

Rời xa mái trường cấp 3 là lúc nhiều bạn trẻ phải đắn đo suy nghĩ tìm hướng đi cho sự nghiệp của mình. Đứng trước những sự lựa chọn các bạn băn khoăn không biết học ngành gì là phù hợp với bản thân. Để giúp nhiều người gạt đi mối bận tâm, bài viết sau xin giới thiệu đến bạn ngành công nghệ thực phẩm đang thu hút và cần nhiều nhân nguồn lực. Mọi người hãy dành thời gian tìm hiểu học công nghệ thực phẩm ra làm gì nhé!

Học công nghệ thực phẩm ra làm gì – Nhiều vị trí việc làm

Nước ta hiện nay đang đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Mối nguy hại từ thức ăn và đồ uống luôn tồn tại. Đó cũng là nguyên nhân cần nhiều nhân lực để góp phần đưa thực phẩm tươi – ngon – sạch đến người tiêu dùng.

Công nghệ thực phẩm bao hàm rất nhiều vị trí việc làm cho các bạn. Xoay quanh những nhóm lĩnh vực như: thức ăn, đồ uống và dược…

Lĩnh vực thức ăn: Các bạn hoàn toàn có thể tham gia vào việc chế biến thức ăn, kiểm định dây chuyền sản xuất thức ăn, giám sát chất lượng, kiểm soát nguyên liệu. Trở thành chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, đánh giá thực phẩm…Hoặc các bạn thích thú tiếp xúc với các món ăn thì có thể làm nhân viên bếp, kỹ sư công nghệ thực phẩm – tên gọi ao ước của nhiều bạn trẻ khi đến với nghề.

Lĩnh vực đồ uống: Trở thành chuyên viên nghiên cứu, kiểm định các loại đồ uống…Hoặc có những bạn đam mê làm việc trong môi trường năng động, nhộn nhịp thì có thể đến với nghề Bartender, Barista. Với những thao tác điêu luyện trong pha chế sẽ tạo cho mọi người sự đam mê, hứng thú với công việc.

Lĩnh vực dược: Bạn đam mê với việc nghiên cứu các loại thuốc, thực phẩm chức năng và các loại hóa mỹ phẩm…Thì có thể trở thành chuyên viên nghiên cứu, trình dược viên hoặc tham gia công việc trong phòng thí nghiệm…

Học công nghệ thực phẩm ra làm gì – Trở thành kỹ sư công nghệ thực phẩm

Kỹ sư công nghệ thực phẩm sẽ làm việc ở những nơi như: nhà máy, phòng thí nghiệm, hoặc ngồi văn phòng và bếp. Tùy vào tính chất công việc và đam mê bạn sẽ được bố trí ở những nơi thích hợp. Và gắn liền với những công việc:

  • Nghiên cứu: Để tạo ra sản phẩm mới, quy trình sản xuất. Thị hiếu người tiêu dùng và các công nghệ tiên tiến. Nghiên cứu các sản phẩm bao bì mới và công nghệ bao bì…Nhằm cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • Kiểm tra: Các thành phần nguyên liệu, bao bì và thông tin trên bao bì. Kiểm soát toàn bộ quy trình tạo ra sản phẩm. Từ khâu chế biến đến sản xuất và đầu ra đều đảm bảo chất lượng, an toàn tuyệt đối.
  • Thí nghiệm và thiết kế: Kỹ sư thực phẩm còn thực hiện thí nghiệm các sản phẩm trước khi đến với người tiêu dùng…và các sản phẩm mẫu. Thiết kế quy trình sản xuất, đảm bảo máy móc vận hành bình thường. Không để ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng mùi vị, màu sắc của sản phẩm.
  • Giới thiệu và phát triển các sản phẩm: Thực hiện các chiến lược phát triển đầu ra ổn định. Tính toán lợi nhuận đạt được từ mỗi dây chuyền sản xuất. Phối hợp với các bộ phận khác, thu thập ý kiến và giải quyết những khiếu nại từ người tiêu dùng.

Học công nghệ thực phẩm cơ hội thăng tiến cao

Như chúng ta đã thấy, công việc của một kỹ sư thực phẩm gắn liền với sức khỏe của người tiêu dùng. Chỉ một sai sót nhỏ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và lòng tin của người tiêu dùng.

Thông thường sinh viên mới ra trường đi lên từ cấp bậc nhân viên lương khoảng 5-6 triệu/tháng. Qua quá trình học hỏi và tích lũy nhiều kinh nghiệm các bạn trở thành những kỹ sư, chuyên viên cao cấp, trưởng nhóm dự án, giám đốc bộ phận…thu nhập ở mức 2000-3000 USD/tháng.

Tuy nhiên để đi xa và đạt được những thành tựu cao trong nghề. Các bạn phải thật sự là những người tài giỏi và có trình độ chuyên môn thật vững vàng. Bên cạnh đó, cần rèn luyện những kỹ năng, tư duy nhanh nhạy, đầu óc quan sát, tính tỉ mỉ và cẩn thận…Đây là những điều rất cần thiết buộc bạn phải khổ luyện ngay từ bây giờ.

Qua tìm hiểu bài viết các bạn có thể biết được học công nghệ thực phẩm ra làm gì. Định hướng vị trí việc làm của bản thân ngay hôm nay. Để học hỏi và phát triển những kỹ năng cần thiết. Bất kể lựa chọn nào cũng cần phải dày công học tập. Chỉ cần bạn đam mê và yêu thích, chắc chắn con đường đến với nghề công nghệ thực phẩm sẽ dễ dàng hơn.