Due Diligence Là Gì? Các Bước Trong Quy trình Due Diligence

Trong các giao dịch kinh doanh hoặc tài chính, thuật ngữ Due Diligence thường được sử dụng. Vậy, chính xác Due Diligence là gì? Đây cũng là câu hỏi mà rất nhiều người đang thắc mắc và tìm hiểu hiện nay. Bởi vì những người mới nghe về nó lần đầu hoặc mới tiếp xúc chắc chắn chưa nắm được khái niệm Due Diligence và những vấn đề liên quan.

  1. Khái niệm

Thuật ngữ Due Diligence được định nghĩa chính thức trong Luật chứng khoán 1933 của Hoa Kỳ. Theo đó Due Diligence được sử dụng với nghĩa là “thẩm định chuyên sâu”, nhằm áp dụng đối với các nhà môi giới chứng khoán không cung cấp cho nhà đầu tư đầy đủ thông tin và tài liệu liên quan đến việc mua bán chứng khoán. Ban đầu, thuật ngữ này chỉ được sử dụng giới hạn trong một số trường hợp về chứng khoáng hoặc mua bán cổ phần. Tuy nhiên, theo thời gian, thuật ngữ này được dùng để chỉ cả sáp nhập và mua lại.

Khi một nhà đầu tư có ý định đầu tư vào một doanh nghiệp hoặc cân nhắc mua bán, sáp nhập với một đơn vị khác (M&A), thì việc nghiên cứu và rà soát cẩn thận trước khi thực hiện thương vụ sẽ đem lại cho nhà đầu tư sự tự tin khi thực hiện và đạt được thành công từ thương vụ đó. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của các thương vụ đầu tư cũng như M&A là sự thiếu thông tin của các bên về doanh nghiệp. Due Diligence (DD), hay còn gọi là đánh giá chuyên sâu, cung cấp dữ liệu chính xác nhất về hoạt động và hiệu quả kinh doanh để người mua có thể xác định giá trị của doanh nghiệp và xác định rủi ro nhằm tránh thiệt hại và tăng tỷ lệ thành công của các giao dịch đầu tư hoặc mua bán, sáp nhập.

  • Quy trình Due Diligence

Bước 1: Phân tích giá trị tổng thể của công ty: Nhìn vào tình hình giá cổ phiếu của công ty để biết giá trị vốn hóa thị trường của công ty này là bao nhiêu. Ví dụ, các công ty có vốn hóa lớn thường có nguồn doanh thu ổn định từ đó giá cổ phiếu sẽ ít biến động hơn. Không giống như các công ty có vốn hóa nhỏ hơn, giá cổ phiếu sẽ thường xuyên biến động và không ổn định.

Bước 2: Dự báo doanh thu, lợi nhuận: Sau khi tính toán và phân tích các báo cáo thu nhập, điểm mấu chốt là lợi nhuận. Bước này yêu cầu bạn theo dõi các xu hướng về doanh thu, lợi nhuận và chi phí hoạt động.

Bước 3: Xác định đối thủ cạnh tranh và ngành: Các công ty nên cân nhắc xem mình có cần mở rộng quy mô hay không, vì tỷ lệ cạnh tranh càng cao thì mức độ ảnh hưởng của công ty càng lớn, càng thuận tiện cho việc đánh giá.

Bước 4: Định giá bội số: Có nhiều yếu tố để nhà đầu tư có thể sử dụng để định giá một công ty. Các nhà đầu tư thường sẽ đánh giá đầy đủ các bộ số về nhiều mặt để đưa ra quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không.

Bước 5: Xem xét quyền sở hữu của các cổ đông: Nghiên cứu những cổ đông nắm giữ tỷ lệ cổ phần cao trong công ty gồm những ai và liệu họ có bán cổ phiếu gần đây hay không. Các cổ đông có xu hướng được phục vụ tốt nhất khi những người điều hành công ty có quyền lợi về hiệu suất của cổ phiếu.

Bước 6: Bảng cân đối kế toán: Nhìn vào số tài sản, số nợ và số tiền mặt có sẵn trong doanh nghiệp để xem xét số nợ có  đáng lo ngại hay không. Chúng ta nên định giá trái phiếu của công ty đó như thế nào? Và có thể tạo ra tiền mặt để trả nợ không?

Bước 7: Lịch sử giá cổ phiếu: Nhà đầu tư nên xem xét biến động ngắn hạn và dài hạn của giá cổ phiếu của công ty này và liệu nó có thể duy trì ổn định trong dài hạn hay không. Nghiên cứu mức tăng trong lịch sử và mức độ biến động.

Bước 8: Khả năng pha loãng cổ phiếu: Giá cổ phiếu hiện có của công ty có xu hướng như thế nào và số lượng này có ảnh hưởng đến việc cạnh tranh hay không? Hoặc công ty có kế hoạch pha loãng cổ phiếu hay không? Vì nếu làm vậy, giá cổ phiếu sẽ rất dễ bị ảnh hưởng.

Bước 9: Xem xét rủi ro ngắn hạn và dài hạn. Các chỉ số rủi ro cụ thể và toàn ngành cần được xác minh. Những yếu tố này ảnh hưởng đến nghiệp như thế nào và phương án khắc phục nó là gì?

Khi một nhà đầu tư muốn đầu tư vào một công ty, họ sẽ kiểm tra xem liệu nền tảng mà họ đã đặt ra có thực sự khả thi, dự án có rủi ro, hoặc các báo cáo tài chính của công ty có đáng tin cậy hay không. Do đó, Due Diligence (thẩm định chuyên sâu) là việc quan trọng để nhà đầu tư ra quyết định. Hy vọng bài viết Due Diligence là gì sẽ giúp ích cho bạn.