Assessment Là Gì? Ý Nghĩa Và Quy Trình Của Thẩm Định Dự Án

Trong nền kinh tế như hiện nay thì việc đánh thuế do nhà nước, toà án được ban hành theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân tổ chức để nâng cao tính kỷ luật đối với mỗi người. Không chỉ ở trong nước mà ngoài nước vẫn có, chính vì thế mà từ assessment ra đời.Vậy Assessment là gì? Để có thể biết thêm thông tin chúng ta cùng tiềm hiểu bài viết phía dưới.

  1. Khái niệm

Assessment khi dịch ra tiếng Việt có nghĩa là sự đánh giá và trong kinh tế được xem là thẩm định, là việc xảy ra khi giá trị của một tài sản phải được xác định cho mục đích thuế.

Trong thị trường bất động sản, thuật ngữ này thông thường được áp dụng để thẩm định giá đất, công trình xây dựng và hay máy móc và thiết bị phục vụ cho việc kết hợp các tài khoản trong doanh nghiệp. Trong những trưởng hợp như thế quyền sở hữu của tài sản không cần thiết phải dịch chuyển, nhưng việc thẩm định giá là vì lợi ích của các cổ đông hay của công ty tiếp quản, niêm yết (giao dịch công chúng) hay thế chấp.

Trong các thị trường khác, bên cạnh thị trường bất động sản, thuật ngữ này thông thường thể hiện thẩm định giá tài sản để bán, mua hay cho các mục đích khác.

  • Ý nghĩa của Assessment

Thẩm định, đánh giá: Thẩm định và đánh giá quá trình phân tích để chứng minh rằng quá trình đó phù hợp với mục đích của ứng dụng chưa. Chúng ta có thể dựa các số liệu liên quan thu được trong quá trình thẩm định và đánh giá các công thức được sử dụng để tính toán các đại lượng đặc trưng của việc thẩm định cần được đưa ra và thảo luận. Sự đánh giá có thể được thực hiện theo nhiều tiêu chí khác nhau. Ví dụ, nhà ở được định giá theo điều kiện vật lý của chúng, cũng như giá trị tương đương của các nhà xung quanh. Thuế tài sản trên xe ô tô được đánh giá theo giá trị sổ sách.

Định lượng: Nhằm mục đích đo lượng chất phân tích có trong mẫu thử. Thông thường, định lượng được hiểu là phép đo hàm lượng của một hoặc nhiều thành phần chính của dược chất. Đối với thuốc thành phẩm, các tiêu chí xác nhận tương tự cũng được áp dụng khi định lượng hoạt chất hoặc một hoặc nhiều thành phần được lựa chọn khác. Các tiêu chí xác nhận này cũng áp dụng cho các phép định lượng liên quan đến các thủ tục phân tích khác.

  • Quy trình thực hiện thẩm định dự án

Bước 1: Thu thập các loại tài liệu, thông tin cần thiết bao gồm: Tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân vay vốn, giấy phép kinh doanh, báo cáo tình hình sản xuất,… hay các loại giấy tờ có liên qua đến dự án thẩm định như báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, các hợp đồng làm ăn, giấy phép xây dựng cơ bản,…

Bước 2: Xử lý, phân tích và đánh giá thông tin. Từ nguồn thông tin thu thập được, người thẩm định tiến hành thực hiện phân tích, đánh giá thông tin một cách khách quan, nhanh chóng nhằm phục vụ tốt cho công tác thẩm định dự án.

Bước 3: Lập tờ trình thẩm định dự án đầu tư. Cán bộ thẩm định tiến hành viết tờ trình thẩm định dự án đầu tư về cơ bản bao gồm một số nội dung sau: tóm tắt nội dung dự án, tình hình sản xuất kinh doanh và các vấn đề khác của dự án.

Bước 4: Đưa ra kết quả thẩm định về tính khả thi của dự án.

  • Một số thuật ngữ liên quan Assessment

Trong từ điển tiếng anh assessment thường được ghép với các từ khác để tạo ra nghĩa ví dụ như: special assessment (mức định giá thuế đặc biệt), tax assessment (sự định giá trị tính thuế), market assessment (sự đánh giá thị trường), risk assessment (đánh giá rủi ro), environmental impact assessment (đánh giá tác động môi trường),…

Như vậy bài viết trên có thể giúp ta hiểu thêm được phần nào về assessment là gì, ý nghĩa và quy trình thẩm định dự án cũng như một số thuật ngữ liên quan đến assessment. Có thể thấy sự phổ biến của từ ngữ này trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết này.

C/O Giáp Lưng Là Gì? Điều Kiện Để Được Cấp C/O Giáp Lưng

Trong thời đại 4.0 hiện nay thì việc liên kết với các nước là một điều vô cùng tiện lợi, giúp các nước có thể hiểu thêm và trao đổi các hàng hóa với nhau. Làm cho tính liên kết giữa các nước được chặt chẽ  phong phú hơn thì không thể không nói đến C/O giáp lưng. C/O giáp lưng là gì? Để hiểu thêm thì chúng ta cùng tìm hiểu ở bên dưới.

  1. Khái niệm

C/O giáp lưng (Back-to-back C/O hay Movement Certificate C/O) là C/O do nhà xuất khẩu trung gian cấp dựa trên thông tin C/O do nhà xuất khẩu cấp. Do đó, nhà nhập khẩu đầu tiên phải có giao dịch với ít nhất 3 bên thành viên trong thỏa thuận cấp C/O giáp lưng.

  • Điều kiện để được cấp c/o giáp lưng

Nếu nhà xuất khẩu nộp đơn xin cấp C/O giáp lưng thì cơ quan cấp C/O của quốc gia thành viên trung gian có thể cấp C/O giáp lưng, với điều kiện:

Trường hợp xuất trình bản sao khi bên đề nghị cấp C/O giáp lưng thì bên giáp lưng xuất trình bản gốc có hiệu lực ban đầu, khi trường hợp không xuất trình bản gốc được thì lúc đó mới xuất trình bản sao chứng thực của C/O giáp lưng.

Đối với các lô hàng xuất khẩu từng phần, trị giá của từng phần xuất khẩu đó sẽ được ghi thay cho giá trị của cả lô hàng trên C/O ban đầu. Để có thể đảm bảo số lượng quy định thì bên trung gian sẽ kiểm tra khi C/O giáp lưng bên xuất khẩu giao cho cũng không được vượt quá số lượng quy định ban đầu của bên xuất khẩu C/O giáp lưng quy định.

C/O giáp lưng cấp phải ghi như C/O gốc, phải được điền đầy đủ các ô đã nêu, đặc biệt đối với ô số 9 phải ghi C/O giáp lưng. Trong trường hợp không đầu đủ thông tin hoặc nghi ngờ có vi phạm, cơ quan Hải quan của Nước thành viên nhập khẩu cuối cùng có thể yêu cầu xuất trình C/O ban đầu.

  • Chú ý

Các nước thành viên có chung Hiệp định thương mại tự do FTA thì mới được áp dụng c/o giáp lưng.

Đối với FTA thì bên xuất khẩu khi đã nhập khẩu cho trung gian thì không được phép cho bất kì một ai có thể bán được hàng cho người khác. Yêu cầu bên nhập khẩu và bên xuất khẩu phải là một trên C/O giáp lưng này. Và hơn thế nữa thì người mà nhập khẩu thì người đó cũng phải là người xuất khẩu mặt hàng đó.

  • Ví dụ về C/O giáp lưng

Công ty thương mại tại Singapore mua hàng từ nhà máy tại Trung Quốc, hàng được chuyển từ Trung Quốc sang Singapore. Sau đó bán lại cho công ty nhập khẩu ở Việt Nam, hàng chuyển từ Singapore về Việt Nam.

Công ty thương mại tại Nhật mua hàng từ nhà máy Việt Nam, hàng được chuyển từ Việt Nam Sang Nhật sau đó bán lại cho công ty ở Mỹ, hàng từ Nhật sang Mỹ. Trường hợp doanh nghiệp cung cấp C/O mẫu E giáp lưng hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của Thái Lan phát hành thì được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Tại ô số 13 trên C/O, đánh dấu vào “Back to Back” hoặc “Movement Certificate”.

  • Phân Biệt C/O Giáp Lưng Và C/O 3 Bên

Giống nhau:

Giao dịch phát sinh giữa ba bên tham gia đặt trụ sở tại 3 nước

Hoá đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước thứ ba.

Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu phải có trụ sở đặt tại các bên tham gia cùng một Hiệp định.

Khác nhau:

C/O giáp lưng: Các nước trung gian nhận hàng

C/O 3 bên: từ nước sản xuất đến thẳng nước nhập khẩu

Ví dụ về C/O 3 bên: công ty nhập khẩu ở Trung quốc kí hợp đồng mua hàng với công ty Singapore chi tiết như sau: Hàng hóa được sản xuất tại Australia vận chuyển thẳng từ Australia về Trung quốc, hóa đơn thương mại do công ty Singapore phát hành.

Như vậy có thể thấy được sự liên kết giữa các nước với nhau qua cụm từ C/O giáp lưng. Bài viết ở phía trên giúp ta hiểu thêm C/O giáp lưng là gì? Mong rằng bài viết này sẽ góp phần nào giúp cho bạn hiểu thêm về mối quan hệ hợp tác giữa các nước như thế nào.

Due Diligence Là Gì? Các Bước Trong Quy trình Due Diligence

Trong các giao dịch kinh doanh hoặc tài chính, thuật ngữ Due Diligence thường được sử dụng. Vậy, chính xác Due Diligence là gì? Đây cũng là câu hỏi mà rất nhiều người đang thắc mắc và tìm hiểu hiện nay. Bởi vì những người mới nghe về nó lần đầu hoặc mới tiếp xúc chắc chắn chưa nắm được khái niệm Due Diligence và những vấn đề liên quan.

  1. Khái niệm

Thuật ngữ Due Diligence được định nghĩa chính thức trong Luật chứng khoán 1933 của Hoa Kỳ. Theo đó Due Diligence được sử dụng với nghĩa là “thẩm định chuyên sâu”, nhằm áp dụng đối với các nhà môi giới chứng khoán không cung cấp cho nhà đầu tư đầy đủ thông tin và tài liệu liên quan đến việc mua bán chứng khoán. Ban đầu, thuật ngữ này chỉ được sử dụng giới hạn trong một số trường hợp về chứng khoáng hoặc mua bán cổ phần. Tuy nhiên, theo thời gian, thuật ngữ này được dùng để chỉ cả sáp nhập và mua lại.

Khi một nhà đầu tư có ý định đầu tư vào một doanh nghiệp hoặc cân nhắc mua bán, sáp nhập với một đơn vị khác (M&A), thì việc nghiên cứu và rà soát cẩn thận trước khi thực hiện thương vụ sẽ đem lại cho nhà đầu tư sự tự tin khi thực hiện và đạt được thành công từ thương vụ đó. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của các thương vụ đầu tư cũng như M&A là sự thiếu thông tin của các bên về doanh nghiệp. Due Diligence (DD), hay còn gọi là đánh giá chuyên sâu, cung cấp dữ liệu chính xác nhất về hoạt động và hiệu quả kinh doanh để người mua có thể xác định giá trị của doanh nghiệp và xác định rủi ro nhằm tránh thiệt hại và tăng tỷ lệ thành công của các giao dịch đầu tư hoặc mua bán, sáp nhập.

  • Quy trình Due Diligence

Bước 1: Phân tích giá trị tổng thể của công ty: Nhìn vào tình hình giá cổ phiếu của công ty để biết giá trị vốn hóa thị trường của công ty này là bao nhiêu. Ví dụ, các công ty có vốn hóa lớn thường có nguồn doanh thu ổn định từ đó giá cổ phiếu sẽ ít biến động hơn. Không giống như các công ty có vốn hóa nhỏ hơn, giá cổ phiếu sẽ thường xuyên biến động và không ổn định.

Bước 2: Dự báo doanh thu, lợi nhuận: Sau khi tính toán và phân tích các báo cáo thu nhập, điểm mấu chốt là lợi nhuận. Bước này yêu cầu bạn theo dõi các xu hướng về doanh thu, lợi nhuận và chi phí hoạt động.

Bước 3: Xác định đối thủ cạnh tranh và ngành: Các công ty nên cân nhắc xem mình có cần mở rộng quy mô hay không, vì tỷ lệ cạnh tranh càng cao thì mức độ ảnh hưởng của công ty càng lớn, càng thuận tiện cho việc đánh giá.

Bước 4: Định giá bội số: Có nhiều yếu tố để nhà đầu tư có thể sử dụng để định giá một công ty. Các nhà đầu tư thường sẽ đánh giá đầy đủ các bộ số về nhiều mặt để đưa ra quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không.

Bước 5: Xem xét quyền sở hữu của các cổ đông: Nghiên cứu những cổ đông nắm giữ tỷ lệ cổ phần cao trong công ty gồm những ai và liệu họ có bán cổ phiếu gần đây hay không. Các cổ đông có xu hướng được phục vụ tốt nhất khi những người điều hành công ty có quyền lợi về hiệu suất của cổ phiếu.

Bước 6: Bảng cân đối kế toán: Nhìn vào số tài sản, số nợ và số tiền mặt có sẵn trong doanh nghiệp để xem xét số nợ có  đáng lo ngại hay không. Chúng ta nên định giá trái phiếu của công ty đó như thế nào? Và có thể tạo ra tiền mặt để trả nợ không?

Bước 7: Lịch sử giá cổ phiếu: Nhà đầu tư nên xem xét biến động ngắn hạn và dài hạn của giá cổ phiếu của công ty này và liệu nó có thể duy trì ổn định trong dài hạn hay không. Nghiên cứu mức tăng trong lịch sử và mức độ biến động.

Bước 8: Khả năng pha loãng cổ phiếu: Giá cổ phiếu hiện có của công ty có xu hướng như thế nào và số lượng này có ảnh hưởng đến việc cạnh tranh hay không? Hoặc công ty có kế hoạch pha loãng cổ phiếu hay không? Vì nếu làm vậy, giá cổ phiếu sẽ rất dễ bị ảnh hưởng.

Bước 9: Xem xét rủi ro ngắn hạn và dài hạn. Các chỉ số rủi ro cụ thể và toàn ngành cần được xác minh. Những yếu tố này ảnh hưởng đến nghiệp như thế nào và phương án khắc phục nó là gì?

Khi một nhà đầu tư muốn đầu tư vào một công ty, họ sẽ kiểm tra xem liệu nền tảng mà họ đã đặt ra có thực sự khả thi, dự án có rủi ro, hoặc các báo cáo tài chính của công ty có đáng tin cậy hay không. Do đó, Due Diligence (thẩm định chuyên sâu) là việc quan trọng để nhà đầu tư ra quyết định. Hy vọng bài viết Due Diligence là gì sẽ giúp ích cho bạn.

Năng Suất Là Gì? Cách Cải Thiện Năng Suất Lao Động

Hiện nay, một số công ty đánh giá năng lực làm việc của nhân viên qua năng suất lao động vì đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của công ty. Có thể bạn cũng khá quen thuộc với khái niệm năng suất, hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ về năng suất là gì, tiêu chí đánh giá và cách cải thiện năng suất lao động.

  1. Khái niệm

Năng suất trong tiếng anh “Productivity” là mối quan hệ giữa số lượng hàng hóa, dịch vụ của một đơn vị, nguyên liệu đầu vào mà người lao động sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó trong khoảng thời gian nhất định. Năng suất thể hiện hiệu quả lao động thường tính bằng sản phẩm trên thời gian của mỗi người. Trong khoảng thời gian giống nhau nhưng mỗi lao động tạo ra mức sản lượng cao, thấp khác nhau, cho thấy năng suất lao động mỗi nhân viên tại công ty là khác nhau.

  • Một số yếu tố quyết định năng suất lao động

Năng suất lao động chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố và tác động trực tiếp gây tăng, giảm năng suất, sau đây là một số yếu tố chính:

Vốn vật chất: Là những công cụ lao động như dụng cụ, vật dụng dùng trong quá trình làm việc sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ. Nếu họ có đầy đủ thiết bị, cơ sở vật chất sẽ hoàn thành công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn đem lại năng suất cao hơn.

Vốn nhân lực: Là những yếu tố như kiến thức và kỹ năng, kỹ năng làm việc mà người lao động thu được thông qua quá trình làm việc được đào tạo và giáo dục,..là nhân tố quyết định năng suất. Ngoài ra, vốn nhân lực còn là kỹ năng tích lũy khi còn đi học ở trung học cơ sở, trung học phổ thông đến đại học còn có các trường đào tạo nghề cho lao động.

Tài nguyên thiên nhiên: Là nhân tố tác động rất lớn đến năng suất, những yếu tố đầu vào dùng cung cấp vào quá trình sản xuất, đặc biệt không tốn chi phí mua mà do thiên nhiên mang lại. Tài nguyên ở đây được chia thành hai loại là tài nguyên không thể tái tạo như dầu khí và tài nguyên có thể tái tạo như rừng cây.

Tri thức công nghệ: Là những hiểu biết về công nghệ và áp dụng vào cách tốt nhất để đem lại sản phẩm chất lượng cao.

  • Tiêu chí đánh giá năng suất

Dựa trên năng lực: Nhiều công ty đánh giá năng suất lao động của nhân viên qua năng lực làm việc đây là tiêu chí đánh giá chính xác.

Dựa vào kết quả: Là tiêu chí đánh giá trên sản lượng hàng hóa, lợi nhuận từng nhân viên tạo ra thể hiện năng suất cao thấp.

Ngoài ra còn nhiều tiêu chí khác như dựa vào mức độ làm việc của nhân viên hay đánh giá nhân viên theo mục tiêu, để đánh giá năng giá năng suất.

  • Cách cải thiện năng suất lao động

Năng suất lao động là vấn đề mà công ty rất quan tâm ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận thu được cao hay thấp. Ngoài ra còn tác động trực tiếp đến mức lương nhân viên, dưới đây là một số cách cải thiện năng suất lao động.

Cải thiện điều kiện nơi làm việc: Môi trường làm việc sạch đẹp, thoáng mát, đảm bảo sự yên tĩnh sẽ tạo cho người lao động hăng hái hơn, đầu óc thoải mái làm việc hiệu quả hơn tăng năng suất lao động

Tạo phần thưởng, những lời khen và phê bình: Chế độ khen thưởng đúng lúc sẽ giúp tăng năng suất làm việc, công nhận thành tích lao động sẽ ảnh hưởng tâm lý, tạo động lực cho nhân viên. Ngược lại, khi phê bình kịp thời sẽ nhận ra lỗi sai, nhìn nhận lại thái độ của bản thân.

Các khóa đào tạo nhân viên: Thường xuyên tổ chức huấn luyện nâng cao năng lực, trình độ, kiến thức chuyên môn là giải pháp dài hạn để nâng cao năng suất lao động.

Đúng người đúng việc: Người quản lý phải nắm rõ năng lực của từng nhân viên để giao việc phù hợp mang lại hiệu quả công việc cao hơn, giúp tăng năng suất lao động.

Hy vọng những chia sẽ trên đã cung cấp thêm cho bạn kiến thức về năng suất là gì, những yếu tố quyết định năng suất lao động, tiêu chí đánh giá và cách tăng năng suất lao động. Mong bạn sẽ tìm ra cách phù hợp để cải thiện năng suất làm việc của bản thân.

Fast fashion là gì? Ưu điểm nổi bật của fast fashion

Fast fashion là gì? Thuật ngữ này có ảnh hưởng như thế nào đối với ngành thời trang Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết này bạn nhé!

Thời trang nhanh hay còn gọi với cái tên tiếng Anh là Fast Fashion. Đây là một thuật ngữ quen thuộc, được sử dụng nhiều trong giới thời trang. Vậy ý nghĩa của Fast fashion là gì? Vì sao lại có sự ra đời của thuật ngữ này?  

Khái niệm về thời trang nhanh

Thời trang nhanh (fast fashion) còn được gọi là thời trang mì ăn liền. Thuật ngữ này ra đời nhằm mục đích sử dụng để mô tả những sản phẩm quần áo bắt kịp xu hướng một cách nhanh chóng. Chúng được lấy ý tưởng từ những món đồ thời trang tại được sản xuất trong thời gian gấp gáp để có thể chuyển đến cửa hàng. Giá của những mặt hàng thời trang nhanh cũng rất phải chăng, phù hợp với túi tiền người tiêu dùng.

Một số vấn đề xoay quanh ngành thời trang nhanh

Dựa vào xu hướng của người tiêu dùng, quần áo theo kiểu thời trang nhanh ngày càng được ưa chuộng. Do vậy, thời trang nhanh đang thách thức những sản phẩm được sản xuất theo mùa từ các công ty nổi tiếng.

Sự ra đời của thời trang nhanh đánh dấu những đổi mới trong quá trình quản lý chuỗi cung ứng của các nhà bán lẻ. Mục tiêu lớn nhất của nó chính là sản xuất các mặt hàng quần áo nhanh với chi phí thấp. Những loại quần áo này đã đáp ứng được nhu cầu của những người tiêu dùng tầm trung, thích sản phẩm đẹp với mức giá phù hợp không quá cao.

Thời trang nhanh liên kết với những nhà sản xuất và người tiêu dùng. Đây là những mối quan hệ mang tính hỗ trợ và cả đôi bên cùng có lợi. Với tốc độ phát triển nhanh chóng, thời trang nhanh cần có sự hợp tác này. Việc này sẽ giúp nhà sản xuất cân chỉnh và điều chỉnh quy trình sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường hơn.

Ưu điểm (lợi ích) của thời trang nhanh

Thời trang nhanh mang đến những lợi ích tuyệt vời cho các nhà bán lẻ. Vì việc sản xuất các sản phẩm mới ra mắt liên tục giúp khách hàng chú ý nhiều hơn. Điều đó, giúp các nhà bán lẻ thu hút được sự quan tâm và đánh vào tâm lý yêu thích sản phẩm mới.

Trong đó, tốc độ phát triển của thời trang nhanh đã giúp các nhà bán lẻ tránh được rủi ro giảm suất doanh thu. Bù lại các công ty còn có thể bổ sung thêm những số lượng mẫu mã quần áo mới thay thế cho những mẫu quần áo đã lỗi thời.

 Bên cạnh đó, người tiêu dùng có thể mua những sản phẩm mà họ thích. Vì họ biết rằng, những sản phẩm đó không tồn tại lâu trên thị trường. Cho nên phải mua càng nhanh thì càng tốt, số lượng sản xuất có giới hạn.

Thời trang nhanh giúp các nhà bán lẻ nhanh chóng bắt kịp xu hướng kinh doanh của đối thủ cạnh tranh. Từ đó, mang đến doanh thu lớn cho phía sản xuất và nhà kinh doanh sản phẩm.

Nếu như có bất kỳ tổn thất nào xảy ra, các nhà bán lẻ thời trang có thể phục hồi tổn thất một cách nhanh chóng. Đó chính là nhờ vào việc tung ra những dòng sản phẩm hay quần áo mới.

Bên cạnh đó, thời trang nhanh cung cấp những mẫu quần áo giá rẻ với chi phí thấp. Nhờ vậy, các công ty rất dễ dàng khuyến khích người tiêu dùng quay lại cửa hàng  lần nữa để mua những kiểu dáng quần áo mới.

Nhược điểm của thời trang nhanh

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật về mặt doanh thu, thời gian sản xuất và bán ra nhanh chóng. Thời trang nhanh còn sở hữu những nhược điểm nhất định. Nó bị chỉ trích vì khuyến khích người tiêu dùng lãng phí và vứt bỏ những mẫu quần áo cũ. Giống như cách dung túng tiền bạc để mua càng nhiều sản phẩm quần áo càng tốt.

Trong đó, thời trang nhanh còn bị chỉ trích vì việc sản xuất liên tục gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, sản xuất ra những sản phẩm kém chất lượng. Làm ngành thời trang ở những nước đang phát triển trở nên rối loạn và mất cân bằng kiểm soát.

Đặc biệt ở Mỹ, một trong những quốc gia có nền công nghiệp thời trang phát triển bậc nhất hiện nay cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng bởi cách sản xuất thời trang nhanh.

Tóm lại, xu hướng thời trang nhanh hiện nay ở Việt Nam xuất hiện cũng khá phổ biến. Tuy nhiên, nó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và đối với ngành thời trang ở nước ta vẫn còn nhiều thách thức nhất định. Hy vọng, thông qua bài viết này bạn đã còn có thể hiểu thêm về Fast fashion là gì? Xin cảm ơn! 

Transformational leadership là gì? Vai trò của Transformational leadership

Transformational leadership là gì? Bạn lần đầu tiên nghe đến tên gọi này và phân vân không biết khái niệm công việc này liên quan đến lĩnh vực hay nghề nghiệp nào, và nó có tầm quan trọng như thế nào đối với một doanh nghiệp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này một cách rõ nhất.

Transformational Leadership được đánh giá cao là một trong những phương pháp tạo ra nhiều sự thay đổi của cá nhân trong một tổ chức. Vậy mục tiêu cuối cùng của nó là gì, nó giúp ích gì cho cộng đồng và xã hội. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem Transformational leadership là gì bạn nhé!

Transformational leadership là gì?

Transformational leadership được xem là nhà lãnh đạo chuyển đổi. Khái niệm này được nhắc đến lần đầu tiên trong cuốn sách Leadership của một tác giả nổi tiếng là James McGregor Burns vào năm 1978. Trong quyển sách này tác giả đã định nghĩa phong cách lãnh đạo chuyển đổi cụ thể là người đứng đầu cùng với những cộng sự của mình hỗ trợ lẫn nhau để đạt đến tầm cao của đạo đức cũng như xây dựng động lực.

Người lãnh đạo chuyển đổi sẽ là người cho phép truyền cảm hứng tích cực đến mọi người xung quanh và thay đổi nhận thức của họ. Từ cấp độ cá nhân đến tổ chức sẽ lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của người lãnh đạo chuyển đổi. Nói cách khác, người lãnh đạo chuyển đổi chính là người nắm bắt cơ hội để chuyển đổi những cảm xúc và giá trị đạo đức trở thành các mục tiêu dài hạn giúp doanh nghiệp phát triển.

Nhân viên, cấp dưới khi được tiếp thu những giá trị được truyền tảo từ nhà lãnh đạo chuyển đổi sẽ có động lực tinh thần làm việc hiệu quả hơn. Nhà lãnh đạo chuyển đổi cũng phải hiểu rõ những điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên để sắp xếp những công việc phù  hợp cho họ.

Vị trí nhà lãnh đạo chuyển đổi xuất hiện ở đâu?

Nhà lãnh đạo chuyển đổi thường xuất hiện những tổ chức bao gồm các nhóm, phòng ban, bộ phận và các bộ tổ chức khác. Người lãnh đạo chuyển đổi thường là những người có tầm nhìn và kiến thức chuyên môn và xã hội nhất định để truyền cảm hứng và xây dựng suy nghĩ chín chắn cho người khác. Điều đó đã giúp họ thiết lập nên một phong cách lãnh đạo chuyên nghiệp và nổi bật trên thị trường cạnh tranh hiện nay.

Những đặc tính cần có của nhà lãnh đạo chuyển đổi

Dưới đây là những đặc tính hay gọi cách khác là ưu điểm để có thể trở thành nhà lãnh đạo chuyển đổi chuyên nghiệp

Có sức hút với những người xung quanh

Được trao quyền cho nhân viên và thúc đẩy mọi người làm việc bằng những truyền tải mang đến động lực

Có trình độ và năng lực chuyên môn để thử thách nhân viên trên phương diện trí tuệ

Hiểu được sức mạnh của sự đoàn kết của tập thể.

Luôn quan tâm và động viên người khác bằng những suy nghĩ tích cực

Sử dụng những câu chuyện và cách nói với phong cách ẩn dụ để truyền tải thông điệp giá trị.

Luôn thực hiện theo đúng mục tiêu và định hướng chung mà doanh nghiệp hướng đến.

Xem xét và đưa ra những quyết định chuẩn mực dựa trên phương diện đạo đức và quan điểm kinh tế.

Xử lý mọi tình huống bằng thái độ nhẹ nhàng điềm tĩnh nhất.

4 bước để trở thành nhà lãnh đạo chuyển đổi

Xây dựng một tầm nhìn hướng đến tương lai

Nhà lãnh đạo chuyển đổi cần có một lý do thuyết phục để đi theo sự dẫn dắt của bạn. Vì vậy, họ cần phải phác họa cụ thể tầm nhìn của mình trong tương lai và dùng suy nghĩ của mình để truyền cảm hứng cho mọi người. Do đó, bắt buộc họ phải có một câu chuyện nhất định.

Câu chuyện đó chính là những gì họ đã trải nghiệm và đúc kết thành những nền tảng giá trị trên nhiều góc độ khác nhau. Từ đó, lồng ghép những sứ mệnh và thông điệp khác nhau để hướng đến việc xây dựng tầm nhìn cho mục tiêu tương lai.

Khích lệ mọi người đưa ra ý kiến và điều chỉnh tầm nhìn

Sau khi vạch rõ tầm nhìn gắn với mục tiêu chung, nhà lãnh đạo chuyển đổi nên liên kết nó với các nhiệm vụ cụ thể. Làm thế nào để tập thể có thể thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng một nền tảng chung.

Nhà lãnh đạo với phong cách độc đoán sẽ khiến nhân viên trở nên không có động lực làm việc. Nhà lãnh đạo chuyển đổi sẽ đi theo hướng đi khác, không ép buộc, không gò bó nhưng khích lệ nhân viên với tinh thần tự nguyện làm việc. Đó được xem là chiến thuật thu phục nhân tâm, cân bằng giữa lợi ích của nhân viên và lợi ích doanh nghiệp.

Có tầm nhìn sáng suốt

Sự phân phối tầm nhìn hợp lý sẽ giúp việc quản lý dự án hiệu quả hơn mà không cần quá nhiều sự can thiệp từ bên ngoài. Đây sẽ là yếu tố giúp nhà lãnh đạo chuyển đôỉ ứng biến kịp thời với những thay đổi. Việc phân chia rõ ràng những mục tiêu và mục đích làm việc giúp vấn đề quản lý dự án và nhân sự trở nên đơn giản hơn.

Xây dựng niềm tin đối với mọi người

Niềm tin chính là yếu tố quan trọng để có thể liên kết tất cả mọi người với nhau, và niềm tin cũng chính là chìa khóa giúp nhà lãnh đạo chuyển đổi liên kết nhân viên làm việc tốt hơn. Vì vậy, bạn cần tăng cường tập trung vào nguồn lực nhân sự để biến tầm nhìn và mục tiêu doanh nghiệp thành hiện thực.

Để xây dựng niềm tin, nhà lãnh đạo chuyển đổi cần có chính kiến và những lựa chọn nhất quán khi đưa ra quyết định. Luôn giữ lời hứa và đáp ứng ưu đãi đối với nhân viên thường xuyên.

Tóm lại, Transformational leadership là gì, đã được chúng tôi trình bày trong bài viết này. Hy vọng, sau khi đọc qua bài viết bạn đã có thêm những thông tin bổ ích cho bản thân để xây dựng doanh nghiệp tốt hơn. 

Ecommerce Là Gì? Lợi Ích Và Thách Thức Của Ecommerce Trong Kinh Doanh

Trong thời đại tất cả mọi thứ đều được số hóa như ngày nay thì Ecommerce chắc hẳn là một từ vô cùng quen thuộc với mọi người. Tuy nhiên Ecommerce là gì và bản chất của Ecommerce ra sao liệu bạn đã nắm rõ?

  1. Ecommerce là gì?

Ecommerce dịch sang tiếng việt là thương mại điện tử, là một khái niệm để chỉ các hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa hay dịch vụ diễn ra trên nền tảng các mạng điện tử và đặc biệt là Internet. Ecommerce diễn ra dưới hai hoạt động cơ bản là khảo hàng trực tuyến và mua hàng trực tuyến.

Khảo hàng trực tuyến Bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để cung cấp cho khách hàng từ bên bán và các hành động xem xét, giao dịch mua hàng từ bên mua.

Mua hàng trực tuyến (Online purchasing): Bao gồm các cơ sở hạ tầng công nghệ phục vụ cho mục đích trao đổi dữ liệu, giúp cho hoạt động mua bán trên Internet diễn ra trôi chảy.

  • Ecommerce và E-business

Đôi khi khái niệm Ecommerce (Thương mại điện tử) thường hay bị nhầm với cụm từ E-business (Kinh doanh điện tử) khiến nhiều người bối rối trong việc tìm kiếm thông tin. Thực chất thì trong kinh doanh điện tử sẽ bao quát cả thương mai điện tử. Trong khi Ecommerce là quá trình mua bán thông qua internet thì E-business lại nói đến hoạt động thương mại rộng hơn có ứng dụng công nghệ vào để phục vụ cho:

  • Mua, bán, trao đổi hàng hóa/dịch vụ/ thông tin
  • Quản lý dịch vụ khách hàng
  • Hợp tác thiết kế và sản xuất với đối tác
  • Đào tạo từ xa
  • Giao dịch điện tử nội bộ trong công ty
  • Thực hiện các chiến dịch marketing;
  • Mở rộng các hình thức thanh toán, giao hàng online;
  • Các loại hình phổ biến của Ecommerce là gì?

Những loại hình hoạt động chính của Ecommerce được phân chia dựa vào hai nhóm chính là bên cung (nhà sản xuất, nhà cung cấp) và bên cầu (người tiêu dùng, khách hàng). Sau đây là những loại hình thương mại điện tử phổ biến hiện nay:

  • B2B (Business to Business): Là hình thức hoạt động thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, hay nói cách khác cả người mua và người bán trong mô hình này đều là những doanh nghiệp.
  • B2C (Business to Consumer): Là hình thức phổ biến nhất trong thương mại điện tử với người bán là các doanh nghiệp và người mua không ai khác chính là người tiêu dùng.
  • C2C (Consumer to Consumer): Đây là hình thức đã xuất hiện từ lâu nhưng mới bắt đầu phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây khi Internet phủ sóng và trở thành công cụ kiếm tiền hữu hiệu. Với hình thức này thì cả bên mua và bên bán đều là những cá nhân hoạt động kinh doanh riêng lẻ chứ không thông qua bất kì tổ chức doanh nghiệp nào.  

·   C2B (Customer to Business):Đây là hình thức kinh doanh chỉ chiếm tỉ lệ thấp nhưng cũng khá phổ biến. Đối với mô hình này, người bán sẽ là người cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho bên mua là các doanh nghiệp, tổ chức.

 

·       B2E (Business to Employee): Hình thức này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó chỉ dành riêng cho nhân viên làm việc trong tổ chức của mình.

·       B2G (Business to Government): Hình thức này gần giống như B2B, tuy nhiên bên bán ở đây sẽ cung cấp sản phẩm của mình cho các cơ quan thuộc Chính phủ ở các cấp khác nhau chứ không phải doanh nghiệp nữa.

  • Ngoài ra còn có các hình thức G2C (Government-to-Citizen), G2B (Government-to-Business), G2G (Government-to-Government) nhưng những hình thức này ít được sử dụng hơn nên độ phổ biến cũng thấp hơn vì tính đặc thù riêng biệt.
  • Lợi ích và thách thức của Ecommerce

Khi một hình thức kinh doanh nào đó bỗng trở nên phổ biến và gần như chiếm lĩnh một phần không nhỏ trong thị trường kinh doanh thì chắc chắn nó phải có nhiều ưu điểm giúp ích cho đối tượng tham gia kinh doanh. Vậy những lợi ích của Ecommerce là gì?

Dễ dàng tham gia và sử dụng

Các nền tảng thương mại điện tử hiện nay cho phép ngay cả những người không hiểu biết nhiều về công nghệ cũng có thể dễ dàng sở hữu một cửa hàng trực tuyến phục vụ cho việc kinh doanh online.

Không giới hạn khoảng cách

Đây chắc chắn là một trong những ưu điểm chủ chốt khiến Ecommerce được lòng cả hai bên mua bán đến vậy. Nếu như trước đây một cửa hàng muốn bán mở rộng thêm địa điểm thì không có cách nào khác là phải xây dựng thêm cửa hàng mới, thì bây giờ, với Ecommerce bạn có thể bán hàng cho bất cứ ai trên toàn thế giới chỉ với một cửa hàng online đơn giản.

Không giới hạn thời gian

Với Ecommerce, việc bạn đi “shopping online” vào 12h đêm là hoàn toàn có thể, bạn có thể mua hàng bất cứ lúc nào bạn muốn mà không sợ cửa hàng đóng cửa hay nghỉ lễ.

Tiết kiệm chi phí

Ưu điểm này chắc chắn sẽ là điểm cộng thu hút các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ tới với Ecommerce. Giờ đây, để sở hữu một cửa hàng kinh doanh, bạn không cần phải trả tiền thuê mặt bằng (hay xây dựng đầu tư cơ sở vật chất) tốn kém, không cần thuê quá nhiều nhân viên và quan trọng là chi phí vận hàng cực kì thấp. Chính điều này đã giúp cho các doạnh nghiệp thương mại điện tử có lợi thế cạnh tranh hơn rất nhiều những mô hình kinh doanh khác.

Quản lý hàng tồn kho tự động

Việc quản lý hàng tồn khó thông qua thương mại điện tử chắc chắn sẽ giúp cho doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh tiết kiệm được rất nhiều thời gian đồng thời tăng độ chính xác lên nhiều lần so với làm thủ công truyền thống.

Thuận lợi thì dĩ nhiên sẽ đi đôi với thách thức, vậy bên cạnh những ưu điểm vượt trội trên thì Ecommerce đang phải đối mặt với những gì?

Lòng tin của khách hàng

Đây có thể coi là thử thách lớn nhất khi bất cứ một doanh nghiệp nào có ý định lấn sân sang thị trường Ecommerce. Vì khách hàng không thể trực tiếp xem xét và đánh giá sản phẩm nên việc họ e ngại về chất lượng không tương xứng với giá cả là điều vô cùng dễ hiểu.

Đối thủ cạnh tranh

Thử tưởng tượng bạn có thể dễ dàng bắt đầu kinh doanh online như thế nào thì hàng ngàn người khác hay hàng trăm doanh nghiệp khác cũng như vậy. Cùng một sản phẩm nhưng thương hiệu của bạn chắc chắn sẽ phải đối đầu với rất nhiều đối thủ khác, vì thế mà bạn phải luôn vạch ra cho mình những chiến lược và giải pháp hữu hiệu để có thể tồn tại trong môi trường “thương trường là chiến trường” này.

Vấn đề thanh toán

Một sự thực gây nhức nhối những người làm kinh doanh khi đặc thù thương mại ở Việt Nam cho phép người mua thanh toán khi nhận hàng (COD) trong quá trình giao dịch thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng khách nhận hàng và thanh toán đầy đủ là 50/50, cho nên người bán cũng cần chuẩn bị sẵn tinh thần để đối phó với những tình huống như vậy.

Kinh doanh chưa bao giờ là một việc dễ dàng, nhưng nhờ có Ecommerce, cả bên mua và bên bán đều có thể tiếp cận với đối phương nhanh chóng và hiệu quả hơn. Hy vọng quá bài viết trên, bạn đã hiểu rõ Ecommerce là gì và có thể tận dụng những lợi ích mà thương mại điện tử đem lại để tăng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!