Transformational leadership là gì? Vai trò của Transformational leadership

Transformational leadership là gì? Bạn lần đầu tiên nghe đến tên gọi này và phân vân không biết khái niệm công việc này liên quan đến lĩnh vực hay nghề nghiệp nào, và nó có tầm quan trọng như thế nào đối với một doanh nghiệp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này một cách rõ nhất.

Transformational Leadership được đánh giá cao là một trong những phương pháp tạo ra nhiều sự thay đổi của cá nhân trong một tổ chức. Vậy mục tiêu cuối cùng của nó là gì, nó giúp ích gì cho cộng đồng và xã hội. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem Transformational leadership là gì bạn nhé!

Transformational leadership là gì?

Transformational leadership được xem là nhà lãnh đạo chuyển đổi. Khái niệm này được nhắc đến lần đầu tiên trong cuốn sách Leadership của một tác giả nổi tiếng là James McGregor Burns vào năm 1978. Trong quyển sách này tác giả đã định nghĩa phong cách lãnh đạo chuyển đổi cụ thể là người đứng đầu cùng với những cộng sự của mình hỗ trợ lẫn nhau để đạt đến tầm cao của đạo đức cũng như xây dựng động lực.

Người lãnh đạo chuyển đổi sẽ là người cho phép truyền cảm hứng tích cực đến mọi người xung quanh và thay đổi nhận thức của họ. Từ cấp độ cá nhân đến tổ chức sẽ lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của người lãnh đạo chuyển đổi. Nói cách khác, người lãnh đạo chuyển đổi chính là người nắm bắt cơ hội để chuyển đổi những cảm xúc và giá trị đạo đức trở thành các mục tiêu dài hạn giúp doanh nghiệp phát triển.

Nhân viên, cấp dưới khi được tiếp thu những giá trị được truyền tảo từ nhà lãnh đạo chuyển đổi sẽ có động lực tinh thần làm việc hiệu quả hơn. Nhà lãnh đạo chuyển đổi cũng phải hiểu rõ những điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên để sắp xếp những công việc phù  hợp cho họ.

Vị trí nhà lãnh đạo chuyển đổi xuất hiện ở đâu?

Nhà lãnh đạo chuyển đổi thường xuất hiện những tổ chức bao gồm các nhóm, phòng ban, bộ phận và các bộ tổ chức khác. Người lãnh đạo chuyển đổi thường là những người có tầm nhìn và kiến thức chuyên môn và xã hội nhất định để truyền cảm hứng và xây dựng suy nghĩ chín chắn cho người khác. Điều đó đã giúp họ thiết lập nên một phong cách lãnh đạo chuyên nghiệp và nổi bật trên thị trường cạnh tranh hiện nay.

Những đặc tính cần có của nhà lãnh đạo chuyển đổi

Dưới đây là những đặc tính hay gọi cách khác là ưu điểm để có thể trở thành nhà lãnh đạo chuyển đổi chuyên nghiệp

Có sức hút với những người xung quanh

Được trao quyền cho nhân viên và thúc đẩy mọi người làm việc bằng những truyền tải mang đến động lực

Có trình độ và năng lực chuyên môn để thử thách nhân viên trên phương diện trí tuệ

Hiểu được sức mạnh của sự đoàn kết của tập thể.

Luôn quan tâm và động viên người khác bằng những suy nghĩ tích cực

Sử dụng những câu chuyện và cách nói với phong cách ẩn dụ để truyền tải thông điệp giá trị.

Luôn thực hiện theo đúng mục tiêu và định hướng chung mà doanh nghiệp hướng đến.

Xem xét và đưa ra những quyết định chuẩn mực dựa trên phương diện đạo đức và quan điểm kinh tế.

Xử lý mọi tình huống bằng thái độ nhẹ nhàng điềm tĩnh nhất.

4 bước để trở thành nhà lãnh đạo chuyển đổi

Xây dựng một tầm nhìn hướng đến tương lai

Nhà lãnh đạo chuyển đổi cần có một lý do thuyết phục để đi theo sự dẫn dắt của bạn. Vì vậy, họ cần phải phác họa cụ thể tầm nhìn của mình trong tương lai và dùng suy nghĩ của mình để truyền cảm hứng cho mọi người. Do đó, bắt buộc họ phải có một câu chuyện nhất định.

Câu chuyện đó chính là những gì họ đã trải nghiệm và đúc kết thành những nền tảng giá trị trên nhiều góc độ khác nhau. Từ đó, lồng ghép những sứ mệnh và thông điệp khác nhau để hướng đến việc xây dựng tầm nhìn cho mục tiêu tương lai.

Khích lệ mọi người đưa ra ý kiến và điều chỉnh tầm nhìn

Sau khi vạch rõ tầm nhìn gắn với mục tiêu chung, nhà lãnh đạo chuyển đổi nên liên kết nó với các nhiệm vụ cụ thể. Làm thế nào để tập thể có thể thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng một nền tảng chung.

Nhà lãnh đạo với phong cách độc đoán sẽ khiến nhân viên trở nên không có động lực làm việc. Nhà lãnh đạo chuyển đổi sẽ đi theo hướng đi khác, không ép buộc, không gò bó nhưng khích lệ nhân viên với tinh thần tự nguyện làm việc. Đó được xem là chiến thuật thu phục nhân tâm, cân bằng giữa lợi ích của nhân viên và lợi ích doanh nghiệp.

Có tầm nhìn sáng suốt

Sự phân phối tầm nhìn hợp lý sẽ giúp việc quản lý dự án hiệu quả hơn mà không cần quá nhiều sự can thiệp từ bên ngoài. Đây sẽ là yếu tố giúp nhà lãnh đạo chuyển đôỉ ứng biến kịp thời với những thay đổi. Việc phân chia rõ ràng những mục tiêu và mục đích làm việc giúp vấn đề quản lý dự án và nhân sự trở nên đơn giản hơn.

Xây dựng niềm tin đối với mọi người

Niềm tin chính là yếu tố quan trọng để có thể liên kết tất cả mọi người với nhau, và niềm tin cũng chính là chìa khóa giúp nhà lãnh đạo chuyển đổi liên kết nhân viên làm việc tốt hơn. Vì vậy, bạn cần tăng cường tập trung vào nguồn lực nhân sự để biến tầm nhìn và mục tiêu doanh nghiệp thành hiện thực.

Để xây dựng niềm tin, nhà lãnh đạo chuyển đổi cần có chính kiến và những lựa chọn nhất quán khi đưa ra quyết định. Luôn giữ lời hứa và đáp ứng ưu đãi đối với nhân viên thường xuyên.

Tóm lại, Transformational leadership là gì, đã được chúng tôi trình bày trong bài viết này. Hy vọng, sau khi đọc qua bài viết bạn đã có thêm những thông tin bổ ích cho bản thân để xây dựng doanh nghiệp tốt hơn.