Một câu hỏi phỏng vấn phổ biến mà nhà tuyển dụng thường hỏi là, “Bạn đối phó với căng thẳng như thế nào?” Bạn sẽ cần chuẩn bị để trả lời câu hỏi này bởi vì người phỏng vấn không muốn nghe rằng bạn không bao giờ bị căng thẳng.
Sau tất cả, mọi người đều cảm thấy căng thẳng tại một thời điểm hay bằng cách này hoặc cách khác tại nơi làm việc. Do đó, nhà tuyển dụng muốn xem liệu bạn có biết áp lực ảnh hưởng đến bạn như thế nào không và cách bạn xử lý nó.
Để trả lời hoàn hảo câu hỏi này bạn sẽ muốn cung cấp các ví dụ cụ thể về cách bạn đã đối phó với căng thẳng trong quá khứ.
Mẹo để trả lời câu hỏi phỏng vấn về căng thẳng:
Bạn chia sẻ một vài cách bạn đã chịu đựng và vượt qua áp lực công việc. Điều này giúp người phỏng vấn hình dung mức độ căng thẳng, diễn biến tâm lý, phương pháp giải quyết công việc của bạn.
Tránh đề cập đến một thời điểm khi bạn đặt mình vào một tình huống căng thẳng không cần thiết. Ví dụ, không chia sẻ một câu chuyện về một thời điểm khi bạn bị căng thẳng bởi vì bạn trì hoãn trong công việc và dự dán bị chậm tiến độ. Thay vào đó, hãy mô tả thời gian khi bạn được giao một nhiệm vụ khó khăn hoặc nhiều công việc cùng lúc và bạn đã hoàn thành tốt.
Bạn cũng đừng nên kể chi tiết quá vào việc bạn cảm thấy căng thẳng như thế nào. Trong khi bạn chắc chắn phải thừa nhận rằng căng thẳng luôn xảy ra, nhấn mạnh cách bạn đối phó với sự căng thẳng, hơn là cách mà nó làm phiền bạn. Ví dụ, nếu bạn nói rằng bạn bị căng thẳng khi bạn được giao nhiều việc khác nhau và bạn biết công việc bạn đang ứng tuyển sẽ yêu cầu bạn phải sắp xếp nhiều công việc khác nhau cùng một lúc, bạn sẽ không phù hợp với vị trí đó.
Bạn thậm chí nên nói lợi ích của một chút căng thẳng có thể là một động lực hữu ích. Bạn kể về thời gian mà sự căng thẳng của một dự án mới đã giúp bạn trở thành nhân viên sáng tạo, tháo vát và được sếp đánh giá cao.
Những Ví dụ về các câu trả lời hay nhất
Áp lực rất quan trọng đối với tôi. Chẳng hạn như có nhiều công việc để làm hoặc thời hạn sắp tới, giúp tôi luôn năng động và hiệu quả. Tất nhiên, có những lúc quá nhiều áp lực có thể dẫn đến căng thẳng; tuy nhiên, tôi biết cách cân bằng nhiều dự án và đáp ứng đúng thời hạn. Tôi từng có ba dự án lớn trong cùng một tuần, đó là rất nhiều áp lực. Tuy nhiên, tôi chủ động lên kế hoạch chi tiết rồi chia nhỏ từng dự án thành các ‘bài tập nhỏ’, tôi đã hoàn thành cả ba dự án trước thời hạn và giảm căng thẳng không cần thiết.
Khách hàng nữ phàn nàn dịch vụ công ty, tôi sử dụng kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng chăm sóc khách hàng để giải đáp thắc mắc và hứa sẽ xử lý ổn thỏa mọi chuyện vào ngày hôm sau.
Tôi cảm thấy mình mạnh mẽ và tươi trẻ khi làm việc trong môi trường nhiều cạnh tranh và áp lực. Là một nhà văn và biên tập viên, làm việc dưới áp lực hoàn thành dự án đúng thời hạn sẽ giúp tôi làm việc sáng tạo hơn.
Quản lý căng thẳng trong buổi phỏng vấn
Nắm thông tin cơ bản về công ty, tổ chức phòng ban, sứ mệnh, lĩnh vực ngành nghề, vị thế của công ty trong lĩnh vực. Tập luyện trước những câu hỏi khó mà người phỏng vấn thường hay hỏi sẽ khiến bạn tự tin hơn.
Luôn tự động viên bản thân bình tĩnh, thả lỏng đầu óc, hít thở sâu, đừng bấm điện thoại, hãy thư giãn.
Chú ý điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể, tránh cảm xúc hồi hộp, ánh mắt sợ hãi. Tập đứng thẳng, nhìn vào mắt nhà tuyển dụng, nhưng đừng nhìn chằm chằm. Ngồi tư thế thoải mái, lịch sự, tránh khép nép, khuôn mặt tươi tắn,… sẽ làm bạn bình tĩnh.