Cách Đặt Mục Tiêu Ngắn Hạn Và Dài Hạn Cho Sự Nghiệp Của Bạn

Mục tiêu được ví như ngọn hải đăng soi sáng con thuyền cuộc đời bạn đến hòn đảo thiên đường. Ở đây chúng ta có mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn. Bạn cần có mục tiêu cụ thể về sức khỏe, tiền bạc, sự nghiệp, gia đình, học tập,… Cùng tham khảo bài viết bên dưới nhé.

Đặt mục tiêu sự nghiệp. Ảnh dictio.id

*Cách thiết lập các mục tiêu để gặt hái thành công

Đặt mục tiêu dựa trên tiêu chí đầu tiên là xác định nguồn lực hiện tại của bạn, mốc thời gian hoàn thành, độ khó mục tiêu, phương án giải quyết khó khăn, tự thưởng cho bản thân sau khi hoàn thành các giai đoạn, hình thức tự phạt nếu không đạt mục tiêu đúng như kế hoạch,…

*Sự khác biệt giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

Các mục tiêu được chia làm hai loại, mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Không có thời gian chuẩn để phân biệt mục tiêu nào ngắn hạn, mục tiêu nào dài hạn. Điều này phụ thuộc vào quan điểm và độ khó của mục tiêu. Ví dụ thế này, bạn muốn trở thành bác sĩ đa khoa giỏi thì bạn mất 6 năm học ở trường đại học y dược, sau khi tốt nghiệp bạn tiếp tục thực tập và học nâng cao nghiệp vụ trên 18 tháng để được cấp chứng chỉ hành nghề, tiếp đến để thành bác sĩ chuyên khoa giỏi bạn mất thêm 3 năm hành nghề. Tổng cộng bạn phải đánh đổi khoảng trên 10 năm để đạt mục tiêu trở thành bác sĩ chuyên khoa ưu tú, đây được xem là mục tiêu sự nghiệp dài hạn của bạn.

*7 cách để tăng cơ hội hoàn thành mục tiêu của bạn

Quyết tâm, kiên trì, làm việc khoa học là một trong những yếu tố đưa bạn đến thành công. Biến ước mơ thành hiện thực với những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn đáp ứng tiêu chí sau.

-Có mục tiêu rõ ràng: Định nghĩa ‘thành công’, mỗi chúng ta tự đưa ra định nghĩa cho bản thân mình, không có công thức chung ở đây. Bạn đi làm văn phòng, có vợ và hai đứa con, bạn về nhà và dùng bữa tối vào lúc 18h rồi kèm những đứa con học bài, cuộc sống cứ bình yên trôi qua. Đối với bạn đó là thành công. Còn người khác lại định nghĩa thành công phải trở thành tỷ phú đô la, điều hành công ty vài nghìn nhân viên,…

-Mục tiêu phải có thời gian xác định: Từng mục tiêu nhỏ đến mục tiêu lớn bạn phải đặt cho nó mốc thời gian hoàn thành. Giả sử như mục tiêu, ngày-tháng-năm, tôi mua được căn nhà vườn 5tỷ, mua được xe mazda 3 tỷ,…

-Đừng tiêu cực: Mục tiêu phải là thứ bạn khao khát cháy bỏng, bạn sẵn sàng đánh đổi thời gian, công sức, vật chất để có được. Ví dụ, ngày-tháng-năm, ‘tôi muốn rèn luyện để trở thành nhà diễn thuyết’; chứ đừng đặt mục tiêu ‘tôi sẽ không làm việc nhàm chán này trong 2 năm tới.’

-Tính thực tế: Mục tiêu dài hạn phải phù hợp với nguồn lực của bạn, xu thế vận động của xã hội. Nếu ước mơ ‘tôi trở thành chủ tịch Sam Sung’, e rằng ước mơ ấy quá viển vông.

-Tự thưởng và xử phạt: Bạn tự mình nỗ lực, tự động viên bản thân, tự mình đứng lên khi vấp ngã,… Nếu hoàn thành từng giai đoạn mục tiêu hãy tự thưởng cho mình một bữa ăn tối, một chuyến du lịch ngắn ngày. Còn nếu bạn lười biếng, không đạt mục tiêu, có ý định bỏ cuộc hãy tự phạt mình bằng hình thức như cắt tiền tiêu vặt, làm việc bù lại thời gian bạn chểnh mảng mục tiêu,…

-Mọi hành động đều hướng đến mục tiêu: Đầu tháng bạn mua một cuốn sách, mở rộng mối quan hệ bạn bè, đi nghỉ dưỡng, họp lớp, xem ti vi,… Bạn hãy tự hỏi chính mình những hành động này có giúp bạn đạt được mục tiêu hay không? Suy nghĩ và hành động của bạn phải có chủ đích chứ không phải chạy theo đám đông, thói quen thường ngày.

-Vượt qua khó khăn: Nếu công việc này dễ dàng thì hàng tỷ người đã làm rồi, bạn khó mà cạnh tranh với họ. Nếu gặp khó khăn hãy xem xét lại quy trình làm việc, nhờ sự tư vấn của người giỏi chuyên môn và hãy tự nhìn lại chặn đường gian nan mà bạn tự vượt qua bằng chính đôi chân của mình. Tỷ phú Jack Ma từng nói ‘Bạn phải thức dậy trước khi người khác thức dậy. Bạn phải can đảm hơn những người khác’

Chúc bạn thành công.